Trung tâm dạy khiêu vũ tại Đà Nẵng ❤️️ dạy nhảy Đà Nẵng

Bạn đang có nhu cầu học nhảy hiện đại, khiêu vũ tại Đà Nẵng ? Đà Nẵng Reviews giới thiệu các trung tâm dạy khiêu vũ tại Đà Nẵng, địa chỉ dạy nhảy tại Đà Nẵng và các câu lạc bộ khiêu vũ, dạy nhảy ở Đà Nẵng để bạn tham khảo trước khi lựa chọn.

NỘI DUNG CHÍNH

Khiêu vũ là gì?

Trong từ điển tiếng Việt giải thích khiêu vũ: khiêu là “nhảy”, vũ là “múa”, khiêu vũ là “nhảy múa”; hiểu một cách cặn kẽ: khiêu vũ là nhảy múa với nhạc.

  • “NHẢY”  trong khiêu vũ được định nghĩa là những động tác cơ thể phối hợp theo nhịp nhạc. Khiêu vũ là một sinh hoạt văn hóa lành mạnh không thể thiếu, là hình thức giải trí hấp dẫn, là cách rèn luyện cơ thể được dẻo dai, là nơi giao lưu bằng ngôn ngữ cử chỉ trong một thế giới hội nhập, là lời tỏ tình bằng chân.
  • Trên thế giới không có dân tộc nào lại không biết nhảy múa, bởi nhảy múa có thể là một nghi thức tôn giáo, cũng có thể là một trò giải trí để mô tả cuộc sống săn bắt, hái lượm. Như vậy, nhảy múa ra đời cùng với lịch sử của sự xuất hiện loài người trên trái đất. Qua thời gian, nhảy múa đã đúc kết, gọt giũa thành những điệu nhảy với những tiết tấu, âm điệu khác nhau để tạo ra những “vũ điệu” đẹp mắt, gây hưng phấn và có giá trị về thẩm mĩ. Vì thế nhảy múa được xếp vào một trong loại hình nghệ thuật như thi ca, hội hoạ, âm nhạc, điêu khắc, kiến trúc…
  • Ngày nay, nhảy múa còn là sự chuyển động của thân thể trình diễn với âm nhạc để diễn đạt những thông tin và cảm xúc của con người.
  • Nhảy múa là sản phẩm lao động, trong quá trình phát sinh và phát triển, qua tay nhào nặn của các nghệ sĩ, nghệ nhân được cải biên, dàn dựng để tạo lập ra các điệu “dân vũ”, đỉnh cao để trở thành “quốc vũ” như điệu Rhumba của người Cuba, Tango của người Argentina, Samba nồng cháy của Brasil… mỗi điệu nhảy của từng quốc gia đã phát triển ra ngoài biên giới để trở thành môn “khiêu vũ quốc tế”, do đó đi đến chuẩn hóa quốc tế một số điệu nhảy.
  • Vào những năm 1930-1935, ở châu Âu đã thành lập “Liên đoàn khiêu vũ nghiệp dư quốc tế”. Năm 1990 Hiệp hội khiêu vũ thể thao Quốc tế mới ra đời.
  • Việt Nam cũng hòa chung dòng chảy nghệ thuật với cùng thế giới. Chưa có tài liệu xác đáng về việc khiêu vũ du nhập vào nước ta vào thời điểm nào, nhưng theo các nhà nghiên cứu sử học, họ đưa ra quan điểm về việc người Pháp mang loại hình nghệ thuật này vào nước ta trong thời kỳ chúng ta bị Pháp thuộc. Khi vào Việt Nam, các điệu nhảy được biến thể cho phù hợp với thể trạng và mức độ tiếp nhận của người Việt Nam, từ đó khai sinh ra một nhánh khác của khiêu vũ vẫn dựa trên nền tảng quốc tế, nôm na gọi là khiêu vũ Sài Gòn – hay khiêu vũ Cổ Điển.

Lợi ích tuyệt vời của khiêu vũ tại Đà Nẵng

Khiêu vũ không chỉ là cách tuyệt vời thể hiện chính mình, món ăn tinh thần cho mọi lứa tuổi, cũng là cách để có được cơ thể khỏe mạnh trong một tâm hồn minh mẫn.

Bên cạnh trung tâm dạy khiêu vũ tại Đà Nẵng, chia sẽ bạn: Phòng Trà Đà Nẵng {Hay Nhất}

Giúp giảm cân

  • Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Le Journal of Physiological Anthropology cho thấy những bài tập khiêu vũ giúp giảm cân và tăng sức mạnh về thể chất như chạy bộ hay đi xe đạp

Tốt cho tim mạch

  • Nghiên cứu cho thấy những người bị suy tim khi khiêu vũ có thể cải thiện tình trạng bệnh (hoạt động vừa phải) vì khi khiêu vũ, bạn hít thở nhiều và sâu hơn. Điều này giống như khi bạn đi xe đạp hay đi bộ mỗi ngày.

Lấy lại năng lượng

  • Nghiên cứu đăng trên Tạp chí The Scholarly Publishing and Academic Resources Coalition cho thấy sau mỗi lần khiêu vũ, bạn như nạp thêm năng lượng, tăng hiệu suất làm việc và như thổi thêm luồng sinh khí mới vào cơ thể.

Tăng sự linh hoạt và dẻo dai cho cơ thể

  • Có những điệu nhảy đòi hỏi tính linh hoạt cao, cơ thể phải uyển chuyển xoay vặn liên tục. Khi bạn nhảy để đạt được những bước nhảy hoàn hảo đòi hỏi cả cơ thể phải làm việc kể cả não bộ. Nhiều phong cách khiêu vũ như vũ điệu balê đòi hỏi cần có những bước nhảy cao và điều này cần có sức mạnh của đôi chân. Khiêu vũ cũng là hoạt động giúp tăng sức bền của cơ thể. Độ bền và sức mạnh, sự dẻo dai chính là những tố chất giúp bạn không mệt mỏi sau những buổi tập dài.

Giúp cải thiện trí nhớ

  • Một nghiên cứu về người cao tuổi và được công bố trên Tạp chí New England Journal of Medicine cho thấy khiêu vũ giúp dự phòng bệnh Alzheimer và sa sút trí tuệ. Khiêu vũ như là công cụ giúp cải thiện tinh thần, những người đã mắc bệnh này thì khiêu vũ giúp họ có thể nhớ lại nhiều điều khi họ bay bổng với những điệu nhạc và bài hát quen thuộc. Ngoài ra còn tốt cho nhận thức, tư duy khi phải phối hợp các động tác trong từng bước đi, điệu nhạc.
  • Trong nhiều thế kỷ qua, nhiều sách đã nói về lợi ích của khiêu vũ đối với sức khỏe, xem như là một hoạt động thể chất. Nhưng trong thời đại ngày nay nhiều công trình nghiên cứu cho thấy có ảnh hưởng đến trí thông minh, giúp chúng ta có những quyết định nhanh trong cuộc sống. Điều muốn nói là khi khiêu vũ sẽ kích thích các kết nối trên não bằng những liên lạc thần kinh mới.

Giúp hạnh phúc hơn

  • Khiêu vũ đã giúp chúng ta luôn vui tươi yêu đời, nụ cười luôn nở trên môi. Điều đó hoàn toàn tự nhiên, và như luồng gió mới thổi vào tâm trí bất kể tuổi tác và giới tính nào.

Giảm căng thẳng và trầm cảm

  • Điều rất thú vị và quan trọng là khiêu vũ giúp chống trầm cảm, tăng lòng tự tin.
  • Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí International Journal of Neuroscience cho thấy những điệu bộ, những động tác nhún nhảy trong khiêu vũ đã giảm stress và chứng trầm cảm nhờ vào kiểm soát được nồng độ Serotonin và Dopamin trong cơ thể. Và kể từ khi khiêu vũ như là hoạt động xã hội nó đã giúp cho những người bị trầm cảm hoặc những người sống một mình thoát khỏi suy nghĩ rằng mình bị cô đơn.

Tăng thêm niềm tin

  • Mỗi điệu nhảy mà bạn học được sẽ tăng thêm niềm tự tin cho bản thân và từ niềm tin đó sẽ lan tỏa và dần dần ảnh hưởng đến các khía cạnh khác của đời sống! Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khiêu vũ như là một hoạt động xã hội và khi chúng ta có mối liên kết mật thiết với bạn bè điều này giúp có thái độ tích cực trong cuộc sống. Thực tế những trung tâm dạy khiêu vũ tại Đà Nẵng là những cơ hội để gặp và làm quen với nhiều bạn bè, thêm vào đó được sống trong bầu không khí tràn ngập tiếng cười và tình thân hữu.
  • Bạn hãy dành chút thời gian, không đòi hỏi bạn là vũ công mà chỉ cần bạn yêu thích tham gia môn nghệ thuật này vì nó vừa giản dị vừa vui thú để có cơ thể khỏe mạnh, một tâm hồn thoải mái tràn đầy sức sống.

5 ĐIỀU LƯU Ý KHI BẮT ĐẦU HỌC KHIÊU VŨ

Bạn nên nhớ rằng học khiêu vũ là một quá trinh chứ không phải là học các kỹ thuật , các bước nhảy rời cứ thế mà theo nhạc .

Ngoài trung tâm dạy khiêu vũ tại Đà Nẵng, mời bạn xem thêm: Cafe Highland Đà Nẵng {Quán Đẹp Nhất}

1. Khi khiêu vũ điều mà ta nghĩ đến đó là âm nhạc , bởi vì âm nhâc là xuất phát điểm của khiêu vũ . Yêu cầu đầu tiên của nhảy khiêu vũ là nhảy đúng tiết tấu nhạc . Theo Dan Radler , một chuyên gia khiêu vũ của ISTD ( hiệp hội khiêu vũ thế giới ) thì trong một cuộc thi khiieu vũ , ban giám khảo sẽ loại ngay cặp nhảy nào nhảy không khớp nhạc cho dù mặt khác họ có ưu việt đến đau chăng nữa và trong khiêu vũ thì phách 1 là quan trọng nhất . Tuy nhiên khi khiêu vũ , nghe nhạc không phải chỉ đơn thuần là để giữ nhịp , mà điều quan trọng hơn và khó hơn là lắng nghe để cảm nhận được những gì mà bản nhạc muốn nói với ta . Đó mới là điều tất yếu .

2. Học nghe nhạc trước , học các buớc nhảy sau : Người học khiêu vũ cần có một số kiến thức tới thiểu về âm nhạc . Trước hết là những hiểu biết về nhịp phách . Cần phân biệt đâu là phách mạnh , đâu là phách nhẹ . Lúc đàu hãy nghe những bản nhạc quen thuộc trước , sau đó hãy nhờ người có kinh ngiệm chỉ đau là phách 1 raif dần dần nghe những bản nhạc khó hơn . Cao hơn một chút cần phải phân tích được cấu trúc của bản nhạc . Hãy chăm chú nghe những bước nhạc khiêu vũ rồi cố phát hiện từng khúc nhạc của nó . Tôi tin rằng bạn sẽ thành công với khiêu vũ .

3. Luyện tập khiêu vũ phải có nhạc . Khi ta học trung tâm dạy khiêu vũ tại Đà Nẵng lúc đầu , ta mới chỉ đềm , nhưng sau đó ta phải ngay lập tức nhảy theo nhạc ngay vì :

  • Thứ nhất , có thể chúng ta đếm không đều nên khi vào nhạc sẽ khónhảy hơn .
  • Thư hai , tập nhảy theo nhạc là để cho nhạc thấm vài từng bước nhảy của ta . Khi đó bước nhảy trở thành thứ công cụ để ta cảm thụ âm nhac tốt hơn .

4 .Chỉ khiêu vũ khi nhưng bước nhảy mình đã thành thục : Điều đó giúp bạn nhảy của bạn và bạn sẽ thấy hứng thú khi tập khiêu vũ hơn . Nếu cố nhảy mà chưa thành thục sẽ phá vỡ sự hài hoà trong KV . Hơn nữa cố găng đi bước lạ , bước khó sẽ làm khó bạn nhảy của bạn và ngăn cản sự hào hứng của KV

5. Hãy khiêu vũ với trình độ của người kém hơn trong đôi nhảy . Khiêu vũ cũng như một câu chuyện , nó chỉ hứng thú khi hai người cung hiểu và thích câu chuyên đó . Hãy tượng một ông triết học gia mà cứ thao thao bất tuyệt với một cậu sinh viên thì cuộc nói chuyện sẽ tẻ ngắt . Nếu áp đạt những bước nhảy của mình đi những bước nhảy mà họ cưa biết hoặc chưa thành thục sẽ tiêu hao sự hài hoà . Bạn nhảy sẽ mất hứng thú

Chia sẽ bạn địa chỉ HOT 👉 QUÁN 😍 Quán Nhậu Bình Dân Đà Nẵng ❤️️ Rẻ Nhất

NHỮNG YẾU TỐ CẦN QUAN TÂM TRONG LUYỆN TẬP KHIÊU VŨ

Khi tập luyện khiêu vũ, có những yếu tố mà chắc rằng bạn cần quan tâm Nếu bạn muốn khiêu vũ tốt , trong luyện tập cần luôn chú ý tự kiểm soát những yếu tố sau đây :

1) Về bàn chân :

  • -trong từng bước nhảy luôn giữ đúng vị thế của bàn chân (foot postion) .
  • -sử dụng đúng cách đặt bàn chân khi tiếp xúc với mặt sàn (Fơơtwork).
  • -duy trì lực căng trong bàn chân thông qua các điểm tiếp xúc của bàn chân với mặt sàn

2) Cẳng chân :

  • -giữ cho hai đùi sát nhau, không để có khe hở.
  • – giữ đầu gối lỏng (hơi nhún).

3) Đầu :

  • -định tiêu (focus) khi quay .
  • -ngẩng cao đầu
  • -mắt ngước nhìn lên
  • – trong các điệu nhảy Latinh cần duy trì tiếp xúc thị giác (eye contact)

4) Cánh tay :

  • – tay tự do không buông thõng mà luôn giữ cao hơn thắt lưng.
  • – duy trì lực căng trong tay tự do.
  • – thả lỏng các ngón tay của bàn tay tự do.

Chia sẽ bạn địa chỉ HOT 👉 địa chỉ 😍 ĂN SÁNG ĐÀ NẴNG 😍 hay nhất

5) Giữ hướng :

  • – duy trì hướng đúng kỹ thuật ở mỗi bước và trong suốt quá trình vận động.
  • 6) Posture :
  • – xếp thẳng các khối cơ thể (đầu, thân, hông, chân), đặc biệt chú ý đến phần lưng nơi thắt lưng.
  • – giữ thẳng cột sống và nén thấp lồng ngực.
  • – hạ thấp hai vai (không đưa vai lên phía tai).

7) Tư thế vào đôi (Hold & Poise) :

  • – luôn quan tâm giữ tư thế vầo đôi đúng với các yếu tố như độ lệch 2 thân, các điểm tiếp xúc, vị trí của bàn tay, của khuỷu tay…)
  • – kiểm tra sự phân bố trọng lượng trên bàn chân

8) Trạng thái tinh thần :

  • – nắn nót từng chi tiết trong từng bước (step) của bước nhảy.
  • – tập trung tư tưởng và cảm nhận âm nhạc
  • – tập luyện nền nếp và bền bỉ.

9) Điều chỉnh:

  • Nếu bạn không có Huấn luyện viên (Coach) thì nhất thiết phải có một quan sát viên có hiểu biết và bạn nhờ họ quan sát những điều mà bạn không thể tự mình quan sát trong tập luyện để chỉ cho bạn thấy những sai sót của bạn bởi vì chỉ có người đứng ngoài mới thấy rõ bạn nhảy như thế nào. Xin nhắc lại một nguyên tắc : Cần tập luyện nhiều nhưng trước hết cần tập đúng ; tập sai không những không có lợi mà còn có hại
  • Trong khiêu vũ vị trí tương đối giữa nam và nữ đứng như thế nào trong đôi nhảy gọi là Dance Position tạm dịch là Thế Nhảy. Để xác định một thế nhảy, người ta thường nêu lên các yếu tố sau : tương quan về hướng giữa đôi nhảy hoặc góc giữa hai thân của đôi nhảy ,vị trí tương đối giữa đường tim thân hai người, cự ly giữa đôi nhảy, các điểm kết nối.

Ngoài trung tâm dạy khiêu vũ tại Đà Nẵng, mời bạn xem thêm: May Veston Đà Nẵng {Đẹp Nhất}

I / Trong khiêu vũ vị trí tương đối giữa nam và nữ đứng như thế nào trong đôi nhảy gọi là Dance Position tạm dịch là Thế Nhảy.

  • Để xác định một thế nhảy, người ta thường nêu lên các yếu tố sau : tương quan về hướng giữa đôi nhảy hoặc góc giữa hai thân của đôi nhảy ,vị trí tương đối giữa đường tim thân hai người, cự ly giữa đôi nhảy, các điểm kết nối …

II / Sau đây là các Thế Nhảy chủ yếu :

A – Đối với các điệu nhảy Ballroom, các Thế Nhảy chính là : Closed Position (Thế Đóng), Promenade Position (Thế Dạo), và Outside Partner Position (Right) (Thế Ngoài phải).

1) Thế Đóng – Closed Position. Trong thế này nam nữ đứng đối diện nhau và hơi so le, thân hai người sát nhau . Bàn chân hai người xếp so le sao cho bàn chân phải người này tương ứng giữa hai bàn chân người kia. Nửa thân trước phải nam tiếp xúc với nửa thân trước phải nữ. Phần tiếp xúc bắt đầu từ phía trên đùi cho đến quãng nửa của lườn (torso). Bàn tay trái nam và bàn tay phải nữ nắm nhau giữa ngón cái và các ngón còn lại, phía trên lòng bàn tay áp sát nhau, lòng bàn tay hướng về phía trước. Bàn tay phải nam đặt trên bả trái nữ. Bàn tay hơi khum, các ngón tay sát nhau, không trải rộng. Cổ tay phải nam tiếp xúc với phía dưới cánh tay trái nữ ở chỗ tay nối với thân. Bàn tay và cẳng tay trái nữ đặt trên cánh tay phải nam . Thê Đóng là thế nhảy căn bản và thông dụng nhất trong các điệu nhảy Ballroom.

2) Thế Dạo – Promenade Position . Từ thế chặt nếu nam quay trái và nữ quay phải, với thân quay ít hơn đầu, để thân hai người “mở thành hình chữ V” ta sẽ có Thế Dạo (Promenade Position). Đường tâm của thân nữ sẽ chạm nhẹ vào đường dọc ngực phía bên phải nam. Phần tiếp xúc bắt đầu từ phía trên đùi cho đến quãng nửa của lườn (torso).Các bàn chân của nữ hơi lùi về phía sau tương ứng với các bàn chân của nam Từ thế nhảy này đôi nhảy sẽ chuẩn bị cùng tiến về phía mở của hai thân.

3) Thế Ngoài (phải) – Ouside Partner Position (right) . Thế này là một biến thể của Closed Position trong đó “luống đi” (track) của bàn chân nam và nữ hơi so le nhau khiến cho người này có thể dễ dàng bước ra phía ngoài chân phải của người kia. Nam nữ đứng đối diện nhau, hơi lệch về phía trái nhau . Nửa thân trên của nam cũng như nữ đều hơi quay về bên phải khiến cho sườn trái đưa về phía trước . Với tư thế như vậy nếu chân trái tiến lên sẽ là một bước dạo (walking step) tiến với động tấc dẫn sườn (side lead) trái và nếu chân phải tiến lên sẽ là một bước dạo tiến với động tác CBM. Ngược lại nếu chân phải lùi thì đó là một bước dạo lùi với động tác dẫn sườn và nếu chân trái lùi thì đó là một bước dạo lùi với động tác CBM .

Chia sẽ bạn địa chỉ HOT 👉 Những 😍 Địa Điểm Ăn Đêm Đà Nẵng ❤️️ Ngon Nhất

B – Các thế nhảy chủ yếu của các điệu nhảy Latinh là : Thế Đóng (closed Position), Thế Đối diện Mở (Open Facing Position) và Thế Quạt (Fan Position) .

1) Thế đóng – Closed Position . Là thế nhảy căn bản và thông dụng nhất . Nam nữ đứng thẳng trước mặt nhau và cách nhau chừng 15 cm. Trong cánh tay cần duy trì một sức căng (tone) nhất định cần thiết cho việc dẫn và theo. trọng lượng cơ thể được dồn lên phía trước trên phần ball của bàn chân. Bàn tay trái nam và bàn tay phải nữ nắm nhau giữa ngón cái và các ngón còn lại, phía trên lòng bàn tay áp sát nhau, lòng bàn tay hướng về phía trước. Bàn tay phải nam đặt trên bả trái nữ. Bàn tay hơi khum, các ngón tay sát nhau, không trải xa. Cổ tay phải nam tiếp xúc với phía dưới cánh tay trái nữ ở chỗ tay nối với thân. Bàn tay và cẳng tay trái nữ đặt trên cánh tay phải nam .

2) Thế Đối diện Mở – Open Facing Position là bất cứ thế nhảy nào mà đôi nhảy đứng đối diện nhau , cách xa và không có tiếp xúc ở cánh tay. Nam nữ đứng thẳng trước mặt nhau và cách nhau chừng 15 cm. Trong cánh tay cần duy trì một sức căng (tone) nhất định cần thiết cho việc dẫn và theo. trọng lượng cơ thể được dồn lên phía trước trên phần ball của bàn chân. Dẫn và theo được thực hiện với nhiều kiểu cầm tay khác nhau (càm cả hai tay, câm một tay chéo hoặc không chéo …).

3) Thế Quạt – Fan Position (còn gọi Thế Gậy Khúc Côn Cầu – Hockey Stick Position) . Là một biến thể của Open Facing Position , điểm khác là hướng mặt của nam nữ vuông góc với nhau, nữ ở bên trái nam và bàn tay trái nam (lòng bàn tay ngửa) cầm bàn tay phải nữ (lòng bàn tay úp) . Trong cánh tay cần duy trì một sức căng (tone) nhất định cần thiết cho việc dẫn và theo. Ở thế này luồng đi của nữ khi tiến sẽ ngang qua ngay phía trước nam . Thế Fan rất thông dụng đói với các điệu nhảy Rumba và Cha Cha Cha .

Chia sẽ bạn địa chỉ HOT 👉 Những 😍 Món Ăn Đặc Sản Đà Nẵng ❤️️ Ngon Nhất

C – Ngoài các thế nhảy nói trên , có thể kể đến các thế nhảy sau :

  • Closed facing position ( Latin & Rhythm) : một thế đứng khiêu vũ trong đó hai người đứng đối diện nhau, hơi cách xa nhau và trong cách giữ đôi (hold) thông thường
  • Close facing position (Latin & Rhythm) : thế đứng khiêu vũ trong đó nam nữ đối diện nhau hoặc hơi cách xa nhau hoặc đứng sát nhau (body contact)
  • Counter Promenade Position : thế đứng khiêu vũ trong đó thân hai người họp thành hình chữ V với nữ ở bên trái nam.
  • Open Position : bất kỳ thế đứng khiêu vũ nào trong đó nam nữ đứng xa nhau hoặc hơi xa nhau không có hold của một closed position
  • Side-by-Side Position : thế đứng khiêu vũ trong đó nam nữ đứng cạnh nhau, có thể hoặc cầm tay nhau hoặc khoác vai nhau hoặc không có kết nối nào cả.
  • Apart : bất kỳ thế đứng khiêu vũ nào trong đó nam nữ không có điểm tiếp xúc cơ thể nào.
  • Fallaway Position : Thế đứng khiêu vũ hình chữ V, tương tự như Promenade Position nhưng cả nam và nữ đều chuyển động về phía sau.
  • Shadow Position : Thế đứng khiêu vũ trong đó nam nữ cùng nhìn về một hưóng với người này ở ngay phía trước người kia hoặc lệch về một bên, trái hoặc phải. Như tên gọi, thế đứng này (thế bóng đổ) thường diễn ra với động tác của người này là bóng của động tác của người kia trên cùng một chân và về cùng một hướng (động tác giông nhau). Đôi nhảy có thể đứng sát nhau , hơi sát nhau hoặc hoàn toàn xa nhau.
  • Flirtation Position còn gọi Cuddle Position : một biến thể của Shadow Position trong đó nam và nữ đứng rất sát nhau. Thông thường tay trái nam cầm tay phải nữ, tay phải nam cầm tay trái nữ .
  • Shine Position : Thế đứng khiêu vũ trong đó đôi nhảy đứng đối diện và xa nhau. Thế đứng này thường là liên quan đén những điệu nhảy tự do như Disco hoặc Latin freestyle.
  • Back-to-Back Position : thế đứng khiêu vũ trong đó nam nữ nhìn về hai phía xa nhau.
  • Challenge Position : tương tự như thế đứng Apart hoặc Shine Position, trong đó nam nữ đứng đối diện và xa nhau , không có tiếp xúc nào.

III/ Về một khía cạnh nào đó có thể coi khiêu vũ là quá trình đôi nhảy liên tục thay đổi từ Thế Nhảy này sang Thế Nhảy khác.

  • Muốn được thuận lợi người học khiêu vũ cần nắm được các Thế Nhảy khác nhau , nó giúp ta dễ dàng hình dung các bước nhảy khi đọc các tài liệu khiêu vũ cũng như dễ nhớ, dễ thực hiện hơn các bước nhảy. Ta hãy hình dung việc thực hiện một bước nhảy giống như việc vẽ trên mặt giấy một hình vẽ.
  • Nếu ta xác định được vị trí những điểm cận kề của hình vẽ thì chỉ cần nối các điểm đó lại với nhau là ta vẽ được hình vẽ. Khi học một bước nhảy người học khiêu vũ cần nắm chắc bước nhảy đó xuất phát từ Thế Nhảy nào, sau mỗi step sẽ là Thế Nhảy nào và kết thúc ở Thế Nhảy nào.
  • Vài Thí dụ : Bước nhảy Closed Promenade của Tango có 4 step , xuât phát từ thế Promenade Position, sau step 2 đôi nhảy sẽ ở thế tương tự như Fallaway, nhưng sẽ chuẩn bị cùng tiến lên, sau step 3 đôi nhảy trở lại Closed Position và kết thúc cũng ở thế đó.
  • Bước nhảy Open Hip Twist của Rumba được thực hiện trong hai nhịp, bắt đầu ở thế Open Facing Postiton, sau nhịp 1 đôi nhảy có thế “Fan nghịch” và kết thúc ở thế Fan (còn gọi thế Hockey Stick). Một thí dụ khác : Trong điệu nhảy Foxtrot , bước nhảy Feather Step có 4 step.
  • Xuất phát ở thế Closed Position, sau step 1 đôi nhảy sẽ vào thế Outside Partner và ở step 2 nam sẽ tiến chân trái và nữ lùi chân phải , cả hai đều dùng side lead.
  • Sau step 2 đôi nhảy vẫn ở thế Outside Partner, step 3 nam sẽ tiến chân phải vào CBMP để bước ra bên phải nữ.
  • Sau step 4 đôi nhảy lại về Closed Position. Việc nắm được các thế nhảy cũng đặc biệt có ích cho việc dẫn và theo.
  • Bởi vì căn cứ vào Thế Nhảy kết thúc của bước nhảy đi trước (kêt hợp với hướng) người dẫn sẽ quyết định chọn lựa bước nhảy nào tiếp theo , ngược lại khi muốn đi vào một bước nhảy nào người dẫn cần dẫn vào thế nhảy xuất phát của bước nhảy đó. Nhờ đó người theo cũng dễ phán đoán hơn bước nhảy nào sẽ phải theo.

Trung tâm dạy khiêu vũ tại Đà Nẵng, địa chỉ dạy nhảy tại Đà Nẵng

Đến với các trung tâm dạy khiêu vũ tại Đà Nẵng, các bạn sẽ có được những bước nhảy trẻ hiện đại, sống động theo tiết tấu giai điệu bài hát. Các câu lạc bộ sẽ hướng dẫn từ cơ bản đến nâng cao các điệu nhảy hiện tại Đà Nẵng và khiêu vũ như: Boston , Valse, Rhumba, Tango, Slow, Bebop, Cha cha cha, Paso, Disco, Twisk

Lớp học Khiêu vũ, Bellydance tại Đà Nẵng

Thường xuyên chiêu sinh các lớp khiêu vũ, Bellydance từ cơ bản đến nâng cao. Nhận dạy kèm
cá nhân, nhóm tập thể.
Bao gồm 12 vũ điệu:

  • 1. Twist
  • 2. Zouk
  • 3. Salsa
  • 4. Bachata
  • 5. Paso double
  • 6. Tango
  • 7. Cha cha cha
  • 8. Rumba
  • 9. Bebop
  • 10.Boston
  • 11.Valse
  • 12.Slow

Mọi thắc mắc liên hệ:

  • Địa chỉ:02 Ông Ích Khiêm, Đà Nẵng.

LUÂN OANH DANCESPORT – Trung tâm dạy khiêu vũ tại Đà Nẵng

Chuyên dạy khiêu vũ, đào tạo vận động viên cho thi đấu, huấn luyện viên cho giảng dạy và nhận tất cả các tiết mục dành cho cơ quan đoàn thể. Giảng viên của trung tâm hiện là HLV cấp quốc gia và là HLV trưởng đội tuyển khiêu vũ thể thao Đà Nẵng !

  • 77B Yên Bái, Đà Nẵng

CLB Khiêu Vũ Anh Trung – Trung tâm dạy nhảy tại Đà Nẵng

HLV Anh Trung đã có gần 20 năm kinh nghiệm dạy khiêu vũ, nhiều lớp học viên đã đạt được các huy chương tại các cuộc thi khiêu vũ và trở thành HLV tại các CLB thành phố, hướng dẫn tận tình chu đáo. Đặc biệt có thể dạy khiêu vũ tại nhà riêng, cơ quan hoặc trường học

Chiêu sinh thường xuyên các lớp khiêu vũ thể thao tại Đà Nẵng

  • Nhảy hiện đại
  • Dành cho thiếu nhi và thiếu niên
  • Các buổi chiều thứ 246-357 Sáng thứ 7 & Chủ nhật
  • Thời gian từ 18h – 19h30
  • ĐC: 94 Hoàng Văn Thụ, Tp Đà Nẵng

CLB nhảy hiện đại D.F.P – điểm nhấn mới của FPT Polytechnic Đà Nẵng

Được thành lập từ tháng 05/2017, Câu lạc bộ nhảy hiện đại D.F.P đã tham gia biểu diễn nhiều chương trình trong và ngoài trường, tạo nên những điểm nhấn riêng biệt trong hoạt động phong trào của sinh viên Cao đẳng FPT Polytechnic Đà Nẵng.

Hiện nay, nhảy hiện đại đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với giới trẻ, đặc biệt là những bạn có niềm đam mê với nghệ thuật. Xuất hiện trong những chương trình ca múa nhạc, các tiết mục biểu diễn đa phần đều có sự đóng góp của bộ môn nhảy hiện đại. Trào lưu nhảy hiện đại cũng đã trở thành một môn nghệ thuật phổ biến trong những năm trở lại đây một phần là nhờ việc giới trẻ học theo các điệu nhảy phổ biến và biểu diễn lại trên các sân khấu. Từ phong trào học nhảy theo trào lưu, sinh viên Cao đẳng FPT Polytechnic Đà Nẵng đã thành lập câu lạc bộ D.F.P và chăm chỉ tập luyện để thỏa mãn đam mê của chính mình.

Tại Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic Đà Nẵng, Câu lạc bộ D.F.P ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu về môn nghệ thuật nhảy hiện đại. Đây là một sân chơi vô cùng bổ ích, giúp sinh viên FPoly có thể giao lưu, rèn luyện sức khỏe cũng như được thể hiện mình trên sân khấu.

  • Số 137 Nguyễn Thị Thập, Phường Hòa Minh, Quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng

Lớp Học Khiêu Vũ Minh Tâm – Trung tâm dạy nhảy ở Đà Nẵng

  • 129, Thái Thị Bôi, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng

Chia sẽ bạn địa chỉ 😍 BÁC SĨ NHI ĐÀ NẴNG ❤️️

Bún Chả Cá Đà Nẵng

Viết một bình luận