Lịch Sử Đà Nẵng ❤️️ Quá Trình Hình Thành, Các Di Tích Đầy Đủ

Lịch Sử Đà Nẵng ❤️️ Quá Trình Hình Thành, Các Di Tích Đầy Đủ ✅ Cùng Lật Lại Những Trang Sử Hào Hùng Của Dân Tộc, Các Bậc Cha Ông Đi Trước Đã Ngã Xuống Để Giành Lại Quyền Độc Lập, Tự Do Cho Thành Phố Đà Nẵng, Tạo Tiền Để Có Một Đà Thành Phát Triển Như Ngày Hôm Nay.

Giới Thiệu Về Đà Nẵng

Đà Nẵng đã thay đổi chóng mặt với tốc độ phát triển kinh hoàng đó là lời nhận xét của đa số mọi người khi quay lại nơi đây. Thành phố Đà Nẵng thuộc miền Trung của Việt Nam, với vị trí tuyệt vời và kết hợp tham quan được cả Hội An và Huế bởi thế hàng năm thu hút hàng triệu du khách trong nước cũng như quốc tế đến tham quan du lịch.

Thành phố Đà Nẵng nằm ở Trung Bộ của đất nước, trên trục giao thông Bắc – Nam về cả đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Phía Bắc giáp với Thừa – Thiên Huế, phía Tây giáp với Quảng Nam còn phía Đông giáp với biển Đông. Thành phố này được xem là trung tâm của miền Trung, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh nhộn nhịp khoảng 964 km về phía Nam và cách Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến khoảng 764 km về phía Bắc.

👉Tham khảo thêm bài viết☀️Giới Thiệu Về Đà Nẵng☀️

Lịch Sử Hình Thành Đà Nẵng

Trong lịch sử dân tộc, Đà Nẵng được biết đến không chỉ là một thành phố cảng lớn nhất miền Trung Việt Nam mà còn là một địa danh gắn liền với công cuộc mở mang bờ cõi Đại Việt từ nhiều thế kỉ trước. Cùng tìm hiểu ngay lịch sử hình thành Đà Nẵng trong phần dưới đây để hiểu hơn về thành phố đặc biệt này.

Chăm Pa là một quốc gia cổ từng tồn tại độc lập ở vùng Đông Nam Á. Lãnh thổ Chăm Pa lúc cực thịnh kéo dài từ dãy núi Hoành Sơn, Quảng Bình ở phía Bắc cho đến Bình Thuận ở phía Nam và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía Tây của nước Lào ngày nay. 

Vào thời Minh Mạng, các tiểu quốc Chăm Pa chính thức bị thôn tính và sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam. Các địa danh từ thời Chăm Pa vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Trong đó nổi bậc là Đà Nẵng với nền văn hóa Mỹ Sơn đạt đến trình độ phát triển đỉnh cao.

Giữa thế kỷ XVI, khi Hội An đã là trung tâm buôn bán sầm uất ở phía Nam thì Đà Nẵng mới là vị trí tiền cảng, trung chuyển hàng hóa, tu sửa tàu thuyền.

Đầu thế kỷ XVIII, vị trí tiền cảng của Đà Nẵng dần dần trở thành thương cảng thay thế cho Hội An, nhất là khi kỹ thuật đóng tàu ở châu Âu phát triển với những loại tàu thuyền lớn, đáy sâu, ra vào vịnh Đà Nẵng dễ dàng. Nhất là sau năm 1835, với chỉ dụ của vua Minh Mạng, Cửa Hàn (tên gọi Đà Nẵng khi đó) trở thành thương cảng lớn nhất Miền Trung. Sau khi hoàn thành xâm lược Việt Nam vào năm 1889, người Pháp tách Đà Nẵng khỏi Quảng Nam và đổi tên thành Tourane đánh dấu sự ra đời thành phố.

Xem để biết 👉 Từ điển tiếng Quảng Nam Đà Nẵng

Từ điển tiếng Quảng Nam
Từ điển tiếng Quảng Nam

Văn Hóa Lịch Sử Đà Nẵng

Đầu thế kỷ 20 tại Việt Nam, một giấc mơ “thay da đổi thịt” đầy tham vọng đã được nuôi dưỡng và lớn lên cùng con người Đà Nẵng. Xác định văn hóa là trái tim trong hành trình phát triển vượt thời gian, Đà Nẵng dành 20 năm xây dựng nền tảng cơ sở hạ tầng, 10 năm đồng hành xác lập bản sắc văn hóa để có được như ngày hôm nay.

Theo suốt chiều dài lịch sử, khi phong trào bảo vệ văn hóa dân tộc luôn diễn ra vô cùng mạnh mẽ thì Đà Nẵng chính là một lát cắt văn hóa truyền thống điển hình.

Vùng đất này hội tụ nhiều loại hình văn hóa từ văn hóa núi rừng, văn hóa ruộng đồng đến văn hóa biển. Với đặc tính vươn ra biển lớn, Đà Nẵng cũng tiếp nhận một cách gạn lọc tinh hoa văn hoá từ Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Hoa, Pháp vào thành phố, khiến cho tổng thể nền văn hóa trở nên đa dạng trong chính tinh thần bản thể của mình.

Về kiến trúc và nghệ thuật, Đà Nẵng là vùng đất lành đối với di sản, chứng nhân của nhiều câu chuyện văn hóa – lịch sử. Hiện nay, thành phố có 20 di tích cấp quốc gia, 51 di tích cấp thành phố và 4 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Trong đó, nhiều công trình đã được thành phố đưa vào khai thác phục vụ du lịch.

Năm 2019, mỗi ngày danh thắng Ngũ Hành Sơn đón khoảng 1.500 – 2.000 du khách hành hương trở về nơi cửa Phật. Bảo tàng điêu khắc Chăm – nơi lưu giữ dấu ấn văn hóa Champa phồn thịnh cùng vẻ đẹp cổ điển của kiến trúc Pháp – mỗi ngày cũng đón một lượng khách lớn từ 600 đến 1000 khách. Đặc biệt, di tích Chăm Phong Lệ với nhiều hiện vật nghìn năm tuổi vừa được khai quật vào năm 2018 được kỳ vọng sẽ tiếp nối tiềm năng du lịch văn hóa Chăm.

Đối với di sản văn hóa phi vật thể, bên cạnh tính đa dạng từ diễn xướng bài chòi, tuồng, đến lễ cầu ngư, lễ hội Quán thế âm Bồ tát, lễ hội Mục đồng… các hình thức văn hóa truyền thống này còn là tiếng nói giàu cảm xúc từ đời sống tinh thần người Đà Nẵng.

Trong đó, nghệ thuật tuồng là một ví dụ điển hình với sức sống mãnh liệt, vươn xa vào Nam ra Bắc, đến tận cung đình Huế. Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh được xây dựng vào năm 1967 đến nay vẫn duy trì biểu diễn hàng tuần để phục vụ cư dân và du khách.

👉Chia sẻ thông tin về 😍 Đà Nẵng Thuộc Miền Nào😍

Các Di Tích Lịch Sử Đà Nẵng

Là thành phố của các di sản và di tích, Đà Nẵng luôn không ngừng cố gắng giữ gìn và tu sửa các di tích lịch sử có giá trị to lớn trong hành trình phát triển của mình. Sau đây hãy cùng danangreviews.vn điểm danh các di tích lịch sử Đà Nẵng vẫn còn tồn tại đến hiện nay.

Di tích đình Đại Nam

  • Địa chỉ: Phố Nam Sơn, phường Hòa Cường, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. 

Di tích đình cổ Hải Châu

  • Địa điểm: Kiệt 42, tổ 6, đường Phan Chu Trinh, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Di tích thành Điện Hải

  • Địa điểm: Phường Thạch Thang, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. 

Khu di tích lăng mộ Ông Ích Khiêm

  • Vị trí: Nghĩa trang xã Hòa Thọ, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố 10km về phía tây – nam. 

Di tích nhà thờ phái chư tộc Quá Giáng

  • Vị trí: Thôn Quá Giáng, xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

Di tích lịch sử Đình Tuý Loan

  • Vị trí: thôn Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang.

Trung Tâm Lưu Trữ Lịch Sử Đà Nẵng

Trung tâm lưu trữ lịch sử Đà Nẵng là đơn vị tổ chức sự nghiệp thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ thành phố Đà Nẵng, có chức năng trực tiếp quản lý và thực hiện hoạt động lưu trữ lịch sử thuộc phạm vi quản lý.

  • Địa chỉ: 31 Đ. Trần Phú, Hải Châu 1, Hải Châu, Đà Nẵng
  • Điện thoại  : 0236 3822 192

📌Thông tin thêm cho bạn về ☀️Các Quận Ở Đà Nẵng☀️

Lịch Sử Đà Nẵng Thời Pháp Thuộc

Một số thông tin tóm gọn về lịch sử Đà Nẵng thời Pháp thuộc, bạn có thể tham khảo ngay dưới đây.

Năm 1858, cuộc xâm lược của Pháp tại Việt Nam khởi đầu bằng cuộc tấn công vào Đà Nẵng. Ngày 25 tháng 8 năm 1883, triều đình Huế buộc phải ký với Pháp Hiệp ước Harmand. Theo điều 6 và 7 của Hiệp ước này, ngoài việc yêu cầu mở cửa Đà Nẵng để thông thương còn quy định rằng Pháp sẽ được phép lập các khu nhượng địa ở đây.

Sau khi xâm chiếm toàn bộ đất nước ta vào năm 1889, thực dân Pháp tách Đà Nẵng khỏi Quảng Nam và đổi tên thành Tourane, chịu sự cai quản trực tiếp của Toàn quyền Đông Dương. 

Đầu thế kỷ XX, Tourane được Pháp xây dựng trở thành một đô thị theo kiểu Tây phương. Cơ sở hạ tầng xã hội, kỹ thuật sản xuất được đầu tư. Các ngành nghề sản xuất và kinh doanh được hình thành và phát triển: Sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến hàng xuất khẩu (chè, lương thực, thực phẩm, nước ngọt, nước đá, rượu, nước mắm, cá khô), sửa chữa tàu thuyền, kinh doanh dịch vụ. Cùng với Hải Phòng và Sài Gòn, Tourane trở thành trung tâm thương mại quan trọng của cả nước. 

Lịch Sử Đà Nẵng Giải Phóng

Đà Nẵng đã được giải phóng như thế nào? Để biết câu trả lời thì hãy theo dõi ngay video lịch sử Đà Nẵng giải phóng dưới đây để hiểu thêm về các chiến dịch của ông cha ta ngày xưa.

Chiến Dịch Giải Phóng Đà Nẵng 1975

Chiến dịch giải phóng Đà Nẵng 1975 năm xưa đã trải qua 3 ngày tổng tiến công thần tốc và kết quả là thắng lợi vẻ vang. Chi tiết chiến dịch như sau.

Thắng lợi ở Tây Nguyên nhất là thắng lợi của chiến dịch Trị Thiên – Huế đã đặt căn cứ quân sự liên hợp Đà Nẵng và toàn bộ lực lượng còn lại của Quân đoàn 1 – Quân khu 1 của ngụy đang co cụm trên đất Quảng Đà rơi vào thế bị cô lập hoàn toàn về đường bộ.

Sau khi bị mất các địa bàn Trị Thiên, Quảng Ngãi và phần lớn tỉnh Quảng Nam, toàn bộ lực lượng còn lại của Quân khu 1 và Quân đoàn 1 của ngụy rút chạy về Quảng Đà.

Ngày 26-3, chiến dịch mở màn, đến ngày 28-3 ta đã đập tan toàn bộ hệ thống phòng ngự vòng ngoài của địch và triển khai lực lượng áp sát TP Đà Nẵng từ nhiều hướng. Trước nguy cơ bị bao vây tiêu diệt, cũng từ ngày 26-3, Mỹ buộc phải lập cầu hàng không di tản cơ quan lãnh sự Mỹ ở Đà Nẵng về Sài Gòn khiến tinh thần binh lính địch ở đây càng thêm rối loạn.

Thực hiện phương án thời cơ (đánh địch ở tư thế rút chạy), rạng sáng ngày 29-3, ta tập trung 30 khẩu pháo lớn của Quân đoàn 2 và Quân khu 5 bắn mãnh liệt vào các khu vực Hòn Bằng, Trà Kiệu, Vĩnh Điện, sân bay Đà Nẵng, cảng Sơn Trà, sân bay Nước Mặn…, kịp thời chi viện cho các mũi bộ binh, xe tăng tiến công từ nhiều hướng.

Sau hơn ba ngày tiến công thần tốc, kết quả ta đã tiêu diệt, bắt và làm tan rã toàn bộ quân địch (Quân khu 1, Quân đoàn 1 của quân đội Sài Gòn), loại khỏi vòng chiến đấu 90.000 tên địch, thu và phá huỷ 115 máy bay, 47 tàu xuồng, 138 xe tăng và xe bọc thép, hơn 69.000 súng các loại (có 109 khẩu pháo từ 105 đến 175mm) và nhiều trang bị kĩ thuật khác.

📌Bạn có thể xem thêm: 🌱Bản Đồ Du Lịch Đà Nẵng🌱

Ngày Giải Phóng Đà Nẵng

Vào thời khắc lịch sử 11h30 ngày 29/3/1975, lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam kiêu hãnh tung bay trên nóc Tòa Thị chính, báo hiệu dấu chấm hết cho sự tồn tại của chính quyền Việt Nam Cộng hòa tại khu căn cứ liên hợp quân sự lớn nhất miền Trung. Đến 13h30 cùng ngày, thành phố Đà Nẵng hoàn toàn được giải phóng.

Hình Ảnh Giải Phóng Đà Nẵng

Cùng nhìn lại một số hình ảnh hào hùng trong ngày giải phóng Đà Nẵng để thấy được tinh thần đoàn kết, quật cường của ông cha ta lúc xưa đáng ngưỡng mộ và tự hào như thế nào? Là bài học về sự gan dạ, kiên trung và một tình yêu nước nồng nàncho bao lớp trẻ ngày nay noi theo học tập.

Đồng bào hân hoan
Đồng bào hân hoan
Quân giải phóng
Quân giải phóng
Hình ảnh mừng Đà Nẵng giải phóng
Hình ảnh mừng Đà Nẵng giải phóng
Người dân nô nức ăn mừng chiến thắng
Người dân nô nức ăn mừng chiến thắng

Bài Hát Giải Phóng Đà Nẵng

46 năm trôi qua, nhưng mỗi dịp kỷ niệm Ngày giải phóng thành phố, bài hát “Đà Nẵng quê ta giải phóng rồi” của cố nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn lại ngân vang, nhắc nhớ thời khắc lịch sử hào hùng, khí thế hừng hực, niềm hạnh phúc dâng trào trong tim mỗi người con thành phố.

Ảnh Đà Nẵng Xưa

Nhắc Đến Đà Nẵng xưa, nhiều nguời vẫn lưu luyến trong tâm trí không nguôi về một Đà Nẵng hoài cổ. Cùng nhìn lại chặng đường đã qua trước khi chuyển mình của Đà Thành thông qua bộ ảnh Đà Nẵng xưa sau đây nhé!

Bảo tàng Chăm ngày xưa
Bảo tàng Chăm ngày xưa
Sông Hàn lúc xưa
Sông Hàn lúc xưa
Chợ Cồn ngày xưa
Chợ Cồn ngày xưa
Trung tâm thương nghiệp
Trung tâm thương nghiệp

Ảnh Đà Nẵng Nay

Cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh Đà Nẵng ngày nay và so sánh với những hình ảnh xưa cũ để thấy rõ sự phát triển mạnh mẽ, thần tốc của thủ phủ miền Trung.

Một góc Đà Nẵng ngày nay
Một góc Đà Nẵng ngày nay
Biển Đà Nẵng ngày nay
Biển Đà Nẵng ngày nay
Đà Nẵng hiện đại
Đà Nẵng hiện đại
Toàn cảnh Đà Nẵng ngày nay
Toàn cảnh Đà Nẵng ngày nay

Xem thêm Biểu tượng 😍Logo Đà Nẵng 😍và ý nghĩa của nó

Bạn có thể tìm thêm nhiều thông tin bằng cách dùng chức năng Tìm kiếm tại Menu của Đà Nẵng Reviews hoặc để lại Bình Luận ở phía dưới bài viết.

Viết một bình luận